game danh bài - Chơi bài trực tuyến miễn phí

dag uy tin khoi nguon tu chat luong
Dây chuyền sản xuất DAG
Dongaplast
Tấm ốp tường
Nhà máy Dag

Năm 2016 xuất khẩu sản phẩm nhựa ít biến động và dự báo trong năm 2017

Nhựa là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng luôn đạt ỏ mức cao. từ 15 – 20%. sản phấm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu tới Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, và Hàn Quốc…với kim ngạch ngày càng tàng trưởng.

Nhìn chung năm 2016 tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa ít biến động so với năm 2015. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa nước ta trong năm 2016 chỉ tăng 6,7% so với năm 2015, đạt 2 tỷ 213,6 triệu USD.

Thuận lợi:

Trong năm 2016, sản phẩm nhựa Việt Nam có nhiều cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân do giá dầu thô thế giới liên tục giảm, thuế suất xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu…được hưởng nhiều ưu đãi. Đặc biệt, sức tiêu thụ của người dân thế giới tăng cao và người tiêu dùng Châu Âu ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa nước ta. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa tăng cường mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhờ được hưởng lợi kép về giá thành và ưu đãi mức thuê nhập khẩu.

Theo các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa, trong năm qua, nhờ nhiều yếu tố tác động, trong đó có giá dầu đi xuống nên giá hạt nhựa nguyên liệu nhiều thời điểm giảm mạnh, giúp các DN kịp thời tích trữ nguồn hàng giá rẻ. Không những thế, đa số tháng trong năm, tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam được giữ ổn định so với ngoại tệ của các nước XK nên DN đã được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá.

Kinh tế toàn cẩu trong giai đoạn cuối năm 2016 đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực với sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng tại hầu hết các khu vực chủ chốt, niềm tin tiêu dùng được cải thiện đáng kể, các chỉ số chứng khoán có xu hướng hồi phục và giá dầu tàng trở lại trước quyết định cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008 của OPEC.

Giá nhựa PVC Châu Á khả năng sẽ ổn định và thậm chí nhiều khả năng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2017 do hạn chế nguồn cung từ Trung Quốc sau các đợt thanh tra sản xuất PVC.

Bên cạnh đó ngành nhựa gặp nhiếu khó khăn:

Tới thời điểm này, có thể thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2016 không bằng những năm trước. Theo nhiều chuyên gia, lý do chính của tình trạng này là bởi trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhựa của Việt Nam còn thấp, chưa tao dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Đáng chú ý nhất là sức cạnh tranh của hàng hóa còn kém. Các ngành sản xuất của Việt Nam còn một số tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện, cũng như đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế; sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.

Trước đây, nhiều nước trên thế giới bao gồm Mỹ và Canada cũng đã thông qua lệnh cấm với những chiếc cốc nhựa dùng một lần vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.

Tại Châu Âu, Pháp trở thành quốc gia đẩu tiên cấm toàn bộ đồ nhựa dùng một lần. Đạo luật mới này được ban hành theo sau lệnh cấm sử dụng túi nhựa trong hoạt động mua sắm vào tháng 7/2016. Những hoạt động mạnh mẽ này là một phần trong Đạo luật tăng trưởng xanh – một kế hoạch giúp cho Pháp trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Dù tăng trưởng khả quan nhưng nhìn chung, doanh nghiệp nhựa vẫn còn phải đổi đầu với nhiều khó khăn thách thức, nhất là khi năm 2016, hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ thì áp lực cho doanh nghiệp trong nước càng lớn. Trong khi đó, ngành nhựa ở một số quốc gia trong khu vực ASEAN đã có trình độ sản xuất cao hơn như Thái Lan hướrig tới sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường, Malaysia là nơi cung cấp màng kéo nhựa polyetylen.

Báo cáo của VCBS dự báo đến năm 2020, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam sẽ cần khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nhưng điểm hạn chế lớn nhất lại là nguồn cung ứng nguyên vật liệu còn thiếu nên đa số phải nhập khẩu do ngành công nghiệp hóa dầu trong nước chưa phát triển. Trong đó, các loại nhựa PE, pp vẫn là các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất và giá trị tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, đáng chú ý, từ 1-1-2017. hạt nhựa pp NK sẽ bị áp thuế 3% thay vì mức 1% như hiện nay nên sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp.

Không những khó cạnh tranh tại nước ngoài, mà trong nước, các DN ngành nhựa cũng đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là trong ngành nhựa xây dựng. Bởi hiện nay, với sự mở cửa của thị trường, nhiều DN nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan đã tiến vào đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam hoặc đầu tư, mua cổ phấn, liên kết với các DN trong nước. Điều này khiến các DN trong nước luôn phải “đau đầu” với vấn đề cạnh tranh. Chưa nói đến việc cạnh tranh tại thi trường xuất khẩu, mà ngay trong nước, DN không chỉ phải đối mặt với sản phẩm nhựa đến từ các nước trong khối ASEAN và sản phẩm nhựa giá rẻ đến từ Trung Quốc.

Dự báo xuất khẩu nhựa trong năm 2017:

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) khó có thể trở thành hiện thực vì không có sự tham gia của Mỹ sẽ khiến các DN khi xuất khẩu vào thị trường này phải chịu thuế chống bán phá giá, khó cạnh tranh được với các DN trong nước. Nhật Bản tuy là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam nhưng lại có những yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa.

Những yêu cầu trên sẽ càng khó khăn khi không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn, nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin và kinh nghiệm. Vì thế, các doanh nghiệp ngành này không những phải tự nâng cao năng lực của minh mà còn phải có những biện pháp mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm những thị trường mới để tận dụng thời cơ.

Nhật Bản tuy khó tính nhưng lại là thị trường rất tiềm năng khi nhu cầu các sản phẩm nhựa hàng năm vào khoảng 8 tỷ USD Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường Châu Âu (EU) vẫn ở mức cao và các DN cũng có khả năng thâm nhập tốt, nhất là nhu cầu về ống nhựa. Đặc biệt, tại thị trường EU, sản phẩm nhựa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá

Trong năm 2016, ngành nhựa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng ngành nhựa phát triển chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi. Vì thế, chuẩn bị sang năm

2017, các DN ngành nhựa đang kỳ vọng về một “tương lai” sáng hơn nữa từ 8-30% như các nước Châu Á khác như Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để các DN nhựa Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường này.

Dự báo, trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sẽ tăng, đạt 2 tỷ 426,5 triệu USD, tăng 9,6% so với năm 2015. vể các thị trường xuất khẩu các sản phẩm nhựa:

Năm 2016, sản phẩm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu tới 160 thị trường trên thế giới, giảm 2 thị trường so với năm 2015. Trong đó, có 28 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10,0 triệu USD và 70 thị trường đạt kim ngạch đạt trên 1,0 triệu USD. Đặc biệt, có 5 thị trường đạt kim ngạch trên 100,0 triệu USD là thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc và Đức. Trong đó, Nhật Bản có kim ngạch xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với các thị trường còn lại. Thị trường Đức có kim ngạch giảm nhẹ, 4 thị trường còn lại đều có kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2015. Đặc biệt, Hàn Quốc có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất và trở thành thị trường lớn thứ 4 nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta trong năm 2016.

Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2016 với kim ngạch tăng, đạt 515,0 triệu USD, tăng 10,6% so với năm 2015. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Nhật Bản chiếm 23,3%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này qua các tháng trong năm 2016 đều tăng so với cùng kỳ năm 2015. Sản phẩm nhựa chính xuất khẩu nhiều tới thị trường này như sản phẩm túi nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng, đồ dùng trong văn phòng, trường học và vải bạt.

Năm 2016 xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Mỹ chỉ tăng 9,7% so với năm 2015, đạt 332,7 triệu USD, chiếm 15,0% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, đây vẫn là thi trường lớn thứ 2 nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta. Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Mỹ ngày càng tăng trưởng mạnh. Một số chủng loại xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này là các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói và sản phẩm nhựa gia dụng, túi nhựa và vải bạt.

Hà Lan là thị trường dẫn đầu thị trường EU về nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta trong năm 2016, với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Hà Lan đạt 128,5 triệu USD, chiếm 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm. Tuy nhiên, so với năm 2015 xuất khẩu tới Hà Lan tăng rất nhẹ 1,0%. Hà Lan là những thị trường lớn và tiềm năng, mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới 2 thị trường này chủ yếu là túi nhựa; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác; vải bạt.

Năm 2016 xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng mạnh tới thị trường Hàn Quốc, đưa thị trường này trở thành thị trường lớn thứ 4 nhập khau sần phẩm nhựa nước ta, với kim ngạch nhập khẩu đạt 123,0 triệu USD, chiếm 5,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, tăng mạnh 48,0% so với năm 2015. Đây là thị trường Châu Á tiềm năng của ngành nhựa nước ta trong thời gian tới. Xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác; vải bạt; các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói .

Đức tụt xuống vị trí thứ 5 về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2015 đạt 113,5 triệu USD, chiếm 5,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm. So với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Đức giảm 3,3%. Xuất khâu chủ yếu tới thị trường này trong năm 2016 đó là túi nhựa.

Campuchia và Anh là 2 thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta đều giảm nhẹ trong năm 2016, với kim ngạch nhập khẩu đạt tương ứng 96,7 triệu USD và 91,0 triệu USD, chiếm lần lượt 4,4% và 4,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm. So với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tới 2 thị trường này đều giảm nhẹ với mức giảm lần lượt là 5,9% và 5,4%. Có rất nhiều sản phẩm nhựa xuất khẩu tới hai thị trường này, nhưng chủ yếu là sản phẩm túi nhựa.

Ngoài ra, có 2 thị trường trong khối ASEAN là Inđônêxia và Philippin nhập khẩu khá lớn sản phẩm nhựa của nước ta trong năm 2016, với kim ngạch xuất khẩu đạt tương ứng là 84.7 triệu USD và 59,6 triệu USD, chiếm 3,8% và 2,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa lần lượt. So với năm 2015, thị trường Inđônêxia có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 32,6%, còn thị trường Philippin có kim ngạch tăng 8,8%. Đây là những thị trường tiềm năng của ngành nhựa nước ta trong năm 2016, xuất khẩu chủ yếu tới 2 thị trường này cùng là san phẩm tấm, phiến, màng nhựa.

Tham khảo tlỉị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2016

Thị trường Năm 2016 (USD) Tỷ trọng So 2015 (%)
Nhât Bản 515.047.810 23,3 10,6
Mỹ 332.690.187 15,0 9,7
Hà Lan 128.516.152 5,8 1,6
Hàn Quốc 123.029.964 5,6 48,0
Đức 113.530.399 5,1 -3,3
Campuchia 96.756.067 4,4 -5,9
Anh 91 028.330 4,1 -5,4
Inđônêxia 84.767.526 3,8 32,6
Philipine 59.618.347 2,7 8,8
Trung Quốc 45 680.702 2,1 -5,1
Oxtrâylia 42.568.277 1,9 -1,3
Pháp 36.893.192 1,7 -4,3
Đài Loan 38.241.656 1,7 -1,3
Thái Lan 45.753.280 2,1 1,7
Hồng Kông 25.557.245 1,2 6,4 I
Myanma 26.161.249 1,2 30,4
Malaysia 33.539.877 1,5 1,3
Bỉ 29.686.482 1,3 7,9
Singapore 22.311.162 1,0 26,3
Ba Lan 23.924.894 1,1 20,9
Canada 26.984.841 1,2 6,7
Italia 23.225.492 1,0 -4,4
Thụy Điển 20.925.084 0,9 -13,5
Tay Ban Nha 22.339.383 1.0 12.2
UAE 15.175.256 0,7 16.6
Lao 10.340.671 0,5 -22.3
New Zealand 9.202.176 0,4 0.8
oil Đô 9.709.093 0,4 38.6
Mêhicô 10 687.089 0,5 -18.7
Đan Ma ch 10.636.144 0,5 2.8

Về chủng loại nhưa xuất khẩu:

Trong 21 chủng loại sản phẩm nhựa đươc xuất khẩu tới các thị trường trong năm 2016 có 17 chủng loại sản phẩm nhựa đạt kim ngạch đat trên 11,0 triệu USD. Có 7 chủng loai sản phẩm nhưa đat kim ngạch xuất khâu đat trên 100.0 triệu USD là sản phẩm túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa; vài bạt: sản phẩm nhựa gia dụng; các sản phẩm dùng trong vạn chuyển, đóng gói và sản phẩm nhựa công nghiệp.

Trong 10 sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều nhất tới các thị trường trong năm 2016, thi nửa trong sô đó có kim ngạch xuất khẩu tăng, nửa còn lại có kim ngạch xuất khẩu giảm so VỚI nám 2015.

Có 7 sản phẩm nhựa nước ta xuất khẩu trong năm 2016 đạt kim ngạch trên 100,0 triệu USD, trong đó 2 sản phẩm nhựa có kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2015 đó là các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói và sản phẩm nhựa công nghiệp, còn kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất đó là sản phẩm nhựa vải bạt; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác.

Túi nhựa vẫn là sản phẩm nhựa có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2016. chiếm tới 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phâm nhựa, với kim ngạch đạt 621,6 triệu USD. So với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa này tăng 4,5%. Túi nhựa là sản phẩm nhựa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian gần đây, được xuất khẩu nhiều tới các thị trường như Nhật Bản, Đức, Anh, Mỹ và Hà Lan…Túi nilon va túi xốp và một sô loai túi dùng đựng các sản phẩm gia dụng được xuất khẩu nhiều nhất.

Tấm, phiến, màng nhựa được xuất khẩu nhiều thứ 2 trong năm 2016, với kim ngạch đạt 328,7 triệu USD, chiếm 15,2% tổng kim ngach xuất khẩu sản phẩm nhựa. So với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa này tăng 11,4%. Đây cũng là một trong sản phẩm nhựa xuất khẩu quan trong của ngành nhưa nước ta. sản phẩm nhựa này được xuất khẩu nhiều tới các thị trường trong khối ASEAN và Hàn Quốc. Nhât Bản.

Vải bạt tiếp tục là sản phẩm nhựa xuẵt khẩu nhiều thứ 3 trong năm 2016, với kim ngạch xuất khẩu đạt 281,1 triệu USD, chiếm 13,0% tổng xuất khẩu. So với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa này tăng mạnh 20,2%. Đây là một trong 3 sản phẩm nhựa xuất khẩu quan trọng của nước ta trong năm 2015 được xuất khẩu nhiều tới các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan và Hàn Quốc.

Sản phẩm nhựa gia dụng là một trong những sản phẩm nhựa xuất khẩu khá thành công trong năm 2016, với kim ngạch đạt 213,4 triệu USD, chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa. So với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 18,3%, đưa sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều thứ 4 tới các thị trường trong năm nay. sản phẩm nhựa nảy xuất khẩu nhiều tới các thị trường như Mỹ và Nhật Bản.

Các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói tiếp tục giảm xuất khẩu trong năm 2016. So với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa này giảm nhẹ 2,5%, đạt 191,76 triệu USD, chiếm 8,9% tổng kim ngach xuất khẩu sản phẩm nhựa, sản phẩm này có rất nhiều ứng dung trong cuộc sông như dùng trong nông nghiệp, vận chuyển, trong xây dựng. Đây là sản phẩm nhựa xuất khẩu quan trọng, chịu tác động từ các ngành công nghệ thực phẩm và công ngiệp. sản phẩm nhựa này được xuất khẩu nhiều tớì các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Campuchia và Hàn Quốc.

Cũng giống như sản phẩm nhựa gia dụng, xuất khẩu khá thành công sản phẩm nhựa tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác trong năm 2016, với kim ngạch đạt 111,6 triệu USD, chiếm 5,4% tổng kim ngach xuất khẩu sản phẩm nhựa. Kim ngạch xuất khẩu này tăng mạnh 20,1% so với năm 2015. Đây cũng là một sản phẩm nhựa xuất khẩu quan trọng của nước ta và xuất khẩu nhiều nhất tới Hà Lan, Hàn Quốc và Mỹ.

Ngược lại, xuất khẩu sản phẩm nhựa công nghiệp giảm nhẹ trong năm 2016, với kim ngạch đạt 102,6 triệu USD, giảm 29,9% so với năm 2015, chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, sản phẩm nhựa này được xuất khẩu nhiều tới thị trường Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc trong năm vừa qua.

Tham khảo sản phẩm nhựa của Việt Ham xuất klìẩu trong năm 2016

Chủng loại Năm 2016 (USD) Tỷ trọng So 2015 (%)
Túi nhưa 621.555.739 28,8 4,5
Tấm, phiến, mànq nhưa 328.715.215 15,2 11.4
SP nhưa gia dung 213.418.037 9,9 18.1
Vải bat 281.108.460 13,0 20.2
Các SP dùng trong vân chuyển, đóng gói 191 762.184 8,9 -2.5
Tương nhỏ, châu hoa và các đổ trang trí khác 116.557.353 5,4 20,1
SP nhưa công nghiêp 102.596.690 4,8 -29.2
Đổ dùng trong văn phòng, trường hoc 64.028.357 3,0 -0.6
Các loai ống và phu kiên 55.724.346 2,6 7,6
Nút, nắp, mũ van 29.029.441 1,3 46,8
Thiết bi vê sinh 25.189.576 1,2 14,8
Đồ vât dùng trong xây lắp 24.758.174 1,1 14,4
Vỏ mỹ phẩm 20.983.898 1,0 41,7
Linh kiôn lắp đổ đac trong nhà, xe cô 26.452.845 1,2 -18,5
Dây đai 15.769.432 0.7 6.8
Các SP vê sinh, y tế và phẫu thuảt 11.570.735 0,5 27,2
Hàng may măc và đổ phu trơ 6.856.125 0,3 -3,7
Thiết bi, dunq cu an toàn và bảo vê 12.714.601 0,6 -31.5
Loai khác 3.514.362 0,2 -12,0
Đổ chơi 3.139.701 0,1 38,6
Suốt chí, ống chí, bobbin 1.009.157 0.0 -33
Chào Mừng Bạn Đến Với DAG

Trả lời

Email us

1900636869